Các công trình và di tích hai bên bờ Sông Chanh (Quảng Ninh)

Khu vực đầu sông, nơi sông Chanh mở nhánh từ sông Bạch Đằng hiện còn di tích bãi cọc trong trận Bạch Đằng năm 1288 tại Yên Giang. Tuy nhiên do bồi đắp tự nhiên và do con người quai lấn, hiện nay bãi cọc đã nằm khá xa bờ sông hiện tại.

Cầu sông Chanh, hai đầu thuộc phường Nam Hòa và phường Yên Giang, được khánh thành năm 2001.Năm 2017, cầu Bạch Đằng, thuộc tuyến cao tốc kết nối Quốc lộ 5B Hải Phòng với Quốc lộ 18, khánh thành, thay thế phà Hà An.[1]

Bến phà Chanh nằm cách cần sông Chanh khoảng vài trăm mét về phía hạ lưu, hiện không còn sử dụng.

Bên phía bờ Bắc, nằm về phường Quảng Yên có nhà thờ Quảng Yên[2], thuộc giáo xứ Quảng Yên, giáo Hạt Quảng Ninh.

Đền thờ liệt sĩ Minh Hà[3] (Đỗ Thị Sinh (1925-1947) thuộc địa phận Cống Mương, Phong Hải. Liệt sĩ Minh Hà, quê gốc ở Thạch Thất, Hà Tây cũ, có thời kỳ tham gia hoạt động cách mạng ở huyện Yên Hưng cũ (nay là thị xã Quảng Yên), là bí thư chi bộ đảng đầu tiên ở Hà Nam. Ngày 12 tháng 7 năm 1947, Liệt sĩ bị thực dân Pháp bắt và tra tấn đến chết vào 14/7, xác liệt sĩ bị đem thả trôi sông, dân địa phương vớt được 2 ngày sau đó. Tại địa điểm ấy, dân địa phương lập miếu thờ.

Cống Cảng nằm trên địa phận phường Phong Hải, là nơi có tuyến phà nối đảo Hà Nam với phường Hà An, hiện nay đang xây dựng một cây cầu[4], thuộc tuyến cao tốc Hà Nội-Hải Phòng[5].Cầu có chiều dài 1,32 km, bề rộng 27m được thiết kế 6 làn xe cơ giới.[6]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Sông Chanh (Quảng Ninh) http://cienco1.com/news/Tin-tuc-nganh/Do-be-tong-t... http://www.giaoxugiaohovietnam.com/HaiPhong/01-Gia... http://www.baogiaothong.vn/tong-bi-thu-nguyen-phu-... http://baoquangninh.com.vn/kinh-te/201608/cao-toc-... http://baoquangninh.com.vn/van-hoa/201309/ve-mien-... http://www.nosco.com.vn/?modul=home&ctr=news&id=11... http://www.noscosy.com.vn/vi/news/nha-may-sua-chua... http://vishipel.com.vn/index.aspx?page=detail&id=2... http://danviet.vn/que-nha/vot-ha-con-tren-song-cha... http://www.xn--qungninhskyline-604h.vn/cau-song-ch...